Mục Lục
Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ cần khi vợ, chồng muốn ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tế có khá nhiều trường hợp ly hôn nhưng không có sổ hộ khẩu. Tòa án có giải quyết ly hôn không có sổ hộ khẩu không? Trong bài viết này, Luật Tuệ An sẽ giải đáp rõ giúp bạn đọc về vấn đề “Mất hộ khẩu có ly hôn được không?“.
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH
Sổ hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.
Hộ khẩu có liên quan đến các quyền lợi khác như: phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, giấy tờ, tiêu chuẩn điện nước, trường học…
Khi thay đổi chỗ ở, người dân phải thực hiện thủ tục thay đổi hộ khẩu. Với người dân nhập cư vào thành phố, việc thay đổi hộ khẩu này còn được gọi là nhập hộ khẩu.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 có quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Từ quy định trên ta có thể thấy, sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Sổ hộ khẩu cũng là căn cứ để nhà nước phân định thẩm quyền xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan tới cá nhân đó.
Không có hộ khẩu có giải quyết ly hôn được không?
Ly hôn không có số hộ khẩu có thể là do bị mất, hỏng sổ hộ khẩu hoặc một bên cố tình giữ sổ hộ khẩu.
Theo quy định hiện hành, khi giải quyết ly hôn, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn ly hôn (có thể là thuận tình hoặc đơn phương);
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/ hộ chiếu của hai bên (bản sao công chứng)
- Sổ hộ khẩu của cả hai bên (bản sao công chứng);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao công chứng);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (bản sao công chứng).
Như vậy, ta thấy rằng sổ hộ khẩu là một trong các giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ để tiến hành giải quyết ly hôn. Vì sổ hộ khẩu là giấy tờ chính để chứng minh nơi cư trú của cả hai bên vợ chồng. Đồng thời đó cũng chính là loại giấy tờ để Toà có thể xác định được thẩm quyền giải quyết của mình trong việc giải quyết ly hôn.
Như vậy, nếu thực hiện ly hôn đơn phương mà trong bộ hồ sơ thiếu sổ hộ khẩu của bị đơn nhưng không bổ sung được xác nhận cư trú thì Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn.

Thủ tục ly hôn không có sổ hộ khẩu
Khi muốn ly hôn vợ chồng phải có bản sao có chứng thực của sổ hộ khẩu gia đình, nếu hai vợ chồng chưa nhập chung hộ khẩu thì phải có bản sao chứng thực sổ hộ khẩu của cả hai người.
Trong trường hợp khi muốn ly hôn nhưng lại không có sổ hộ khẩu thì có thể giải quyết theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Tự thực hiện việc xin xác nhận hộ khẩu
Trong trường hợp ly hôn mà không có sổ hộ khẩu thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có thể làm đơn để yêu cầu phía công an phường, xã nơi người cần xin cấp sổ hộ khẩu xác nhận là hiện tại người này đang có hộ khẩu tại địa chỉ đăng ký thường trú. Giấy xác nhận này sẽ được thay thế cho sổ hộ khẩu cần nộp.
Cách 2: Yêu cầu Tòa án thu thập thông tin về hộ khẩu
Nếu trong trường hợp không thể có bản sao chứng thực sổ hộ khẩu cũng như không thể xin xác nhận tại cơ quan công an có thẩm quyền thì có thể yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập.
Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự có quyền:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;
- Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được;
- Đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ;
- Đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó…
Trong trường hợp không thể cung cấp được sổ hộ khẩu, vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý sổ hộ khẩu cung cấp thông tin, xuất trình về sổ hộ khẩu.
Như vậy, kể cả trường hợp mất sổ hộ khẩu thì vợ, chồng vẫn có thể giải quyết ly hôn không có sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì thời gian giải quyết ly hôn sẽ lâu hơn bởi phải thu thập thông tin về hộ khẩu và các giấy tờ khác thay thế cho sổ hộ khẩu.
Trên đây là tư vấn của Luật Tuệ An về “Không có sổ hộ khẩu có ly hôn được không?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý về Dịch vụ ly hôn nhanh, bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác về Hôn nhân và gia đình tại đây:
Luật Tuệ An ” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN”
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TUỆ AN.
Trụ sở chính: Số 11 ngõ 110 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Email: [email protected]