Mục Lục
Tranh chấp về tài sản là một trong những tranh chấp rất phổ biến khi ly hôn, đặc biệt là trong các vụ án ly hôn đơn phương. Việc xác định nợ chung, nợ riêng cũng là một vấn đề rất quan trọng bởi nó liên quan tới nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn. Đối với nợ chung thì cả hai bên vợ chồng đều có nghĩa vụ phải trả số nợ đó. Vậy còn đối với nợ riêng của mỗi bên thì sao? Sau khi ly hôn vợ/ chồng có phải trả số nợ riêng của bên kia hay không? Trong bài viết này, Luật Tuệ An sẽ giúp bạn giải đáp rõ vấn đề “Có phải chia các khoản nợ riêng khi ly hôn không?”.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014
Hiểu như thế nào là khoản nợ riêng?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 những khoản nợ riêng của vợ/ chồng được xác định như sau:
Thứ nhất: Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn.
Trước khi kết hôn, về mặt pháp lý hai bên chưa là vợ chồng. Do đó chưa phát sinh mối quan hệ ràng buộc về nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu chung của gia đình.
Việc xác định sự đồng ý của hai vợ chồng khi xác lập giao dịch dân sự cũng không được đặt ra. Vậy nên mỗi bên vợ/ chồng sẽ có trách nhiệm tự mình thanh toán các khoản nợ phát sinh từ các giao dịch do mình thực hiện.
Thứ hai: Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.
Mỗi bên sẽ phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của mình. Trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng. Cụ thể:
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Thứ ba: Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình.
Nhu cầu của gia đình có thể được hiểu là những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, cần thiết cho cuộc sống như các nhu cầu về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác. Nếu một trong hai bên tự ý xác lập các giao dịch không nhằm một trong các mục đích trên mà nhằm thỏa mãn nhu cầu ca nhân như rượu chè, cờ bạc… thì sẽ được coi là nghĩa vụ riêng và chính họ sẽ có trách nhiệm phải tự thanh toán các khoản nợ này.
Thứ tư: Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Những hành vi vi phạm pháp luật có thể gây tổn hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản,…của người khác có thể dẫn đến hậu quả là phải chịu trách nhiệm về tài sản. Theo quy định của pháp luật, mỗi cá nhân vi phạm pháp luật thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Cho nên, những nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ/ chồng sẽ được xác định là nghĩa vụ riêng của người đó. Ai gây ra thì người đó sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình và không liên đới tới người còn lại.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng các khoản nợ riêng của vợ/ chồng là các khoản nợ mà:
- Vợ, chồng đã sắp đặt từ trước khi kết hôn;
- Phát sinh từ việc sử dụng định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng;
- Phát sinh không nằm duy trì, không để phát triển khối tài sản chung của vợ chồng hoặc không nhằm tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Do một bên xác lập nhưng không phục vụ cho nhu cầu chung của gia đình;
- Không phải để thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho con hay nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khác mà pháp luật quy định;
- Không thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng.

Khi ly hôn có phải phân chia nợ riêng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn thì sau khi ly hôn, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Nếu giữa hai vợ chồng không có các thỏa thuận khác thì nghĩa vụ về tài sản đối với các khoản nợ riêng là nghĩa vụ riêng của người trực tiếp tham gia vào giao dịch. Vợ/ chồng của người đó không có nghĩa vụ phải trả nợ thay hay phân chia khoản nợ đó. Các khoản nợ riêng của vợ/ chồng hoàn toàn độc lập với các khoản nợ chung và cũng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của người đó.
Trường hợp vợ chồng không có tranh chấp về nghĩa vụ tài sản, nợ riêng của vợ/ chồng thì vợ/ chồng có nghĩa vụ thanh toán, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Tức nghĩa nếu giữa hai vợ chồng không có thỏa thuận gì về nghĩa vụ thanh toán nợ riêng thì nợ riêng của ai người đó sẽ có nghĩa vụ tự thanh toán.
Trong trường hợp vợ, chồng có tranh chấp về nghĩa vụ tài sản thì sẽ giải quyết như sau:
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc các giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ và chồng. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.
- Vợ, chồng tự chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ riêng về tài sản của mình. Như vậy, trong trường hợp này, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết, người thứ ba mà bên vợ/chồng đang có nghĩa vụ trả nợ sẽ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Tòa án sẽ xác minh nghĩa vụ tài sản đang tranh chấp là nghĩa vụ chung hay riêng để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Trên đây là tư vấn của Luật Tuệ An về vấn đề “Có phải chia các khoản nợ riêng khi ly hôn không?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý về Dịch vụ ly hôn nhanh, bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác về Hôn nhân và gia đình tại đây:
Luật Tuệ An ” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN”
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TUỆ AN.
Trụ sở chính: Số 11 ngõ 110 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669
Email: [email protected]